Thứ Ba, 3 tháng 6, 2014

TIN NHẮN MẠO DANH SỐ NƯỚC NGOÀI



Người dùng di động đang đối mặt với nguy cơ bị móc túi bởi chiêu lừa - mạo danh số điện thoại của nước ngoài. Khách hàng không nên gọi điện đến các số lạ và không nên xem SMS như phương tiện giao dịch chính thức.



Không chỉ là các cuộc gọi, tin nhắn giả mạo các đầu số trong nước, người dùng di động còn nhận được tin nhắn từ các số máy ở nước ngoài. Ảnh: Quốc Huy.

kinh doanh dau so, quang cao tin nhan, kinh doanh tinh nhan

Chiều 5/5, anh Tuấn (ở Quảng Ninh) nhận được tin nhắn từ một số điện thoại rất lạ mã +13608xxxxxx có nội dung: "Anh Tuấn ơi, đi Lạng Sơn chơi với em không 15/5 này đi nhé. Nhớ anh nhiều". Bị réo đích danh tên mình, anh Tuấn tưởng đây là người quen nên bấm máy gọi. Phía đầu dây phát tín hiệu nhạc chờ và thông báo đây là tổng đài trả lời tự động của nước ngoài. Anh Tuấn vội bỏ máy, sau đó kiểm tra tài khoản thì phát hiện số tiền bị trừ cho cuộc gọi dưới 25 giây này vào khoảng 4.000 đồng.

Coi như đây là việc vô tình, mất tiền oan, anh Tuấn không mấy băn khoăn nhiều về số tiền 4.000 đồng bị trừ. Thế nhưng, chiều hôm sau 6/5, cũng đầu số +13608 lại nhắn tin cho anh cũng có nội dung nhớ nhung, yêu thương hẹn hò. Tuy nhiên, lần này, dải 6 số cuối khác so với hôm trước, anh Tuấn sinh nghi và bắt đầu tìm hiểu nguồn gốc. "Hai số máy nhắn tin cho tôi đều là tổng đài trả lời tự động thuộc tiểu bang Washington của Mĩ. Nếu tôi gọi lại sẽ bị mất tiền", anh Tuấn nói với VnExpress.net.

Anh Tuấn đoán rằng người nhắn tin có thể biết anh và đang sinh sống tại Việt Nam. "Tuy nhiên, tôi không biết đó là ai và họ giả mạo số điện thoại như vậy nhằm mục đích gì. May mà tôi chỉ gọi có 25 giây, nếu mà để cuộc gọi kéo dài, không biết số tiền tôi phải trả cho số của nước ngoài sẽ là bao nhiêu", anh Tuấn nói.

Hiện nay các mạng di động Việt Nam đã thực hiện một số biện pháp khắc phục bằng cách lọc các cuộc gọi phát sinh từ Internet. Số điện thoại giả mạo được chuyển thành các số điện thoại khác không trùng định dạng với các số điện thoại ở Việt Nam hoặc chuyển sang chế độ giấu số gọi đến. Còn với hiện tượng giả mạo tin nhắn gần như chưa có biện pháp ngăn chặn.

Ông Phạm Ngọc Tú, Trưởng phòng kinh doanh VinaPhone cho hay việc giả mạo số điện thoại để gọi điện hoặc gửi tin nhắn trong nước rộ lên từ mấy tháng trước. Tuy nhiên, việc phát tán tin nhắn dưới dạng đầu số nước ngoài mới xảy ra. VinaPhone đang phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung có kết nối với nước ngoài và cơ quan an ninh mạng để xử lý nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Trò giả mạo số điện thoại để nhắn tin, gọi điện phần lớn được thực hiện qua một số phần mềm Internet. Mục tiêu của những người giả mạo này phần nhiều có thể là người quen trêu đùa, chơi xấu những ai mà họ cho là đáng ghét. Với trường hợp này, người nhận chỉ bị làm phiền hoặc hiểu lầm đối với chủ nhân thực sự của số máy. Đối với số điện thoại gửi từ các đầu số tự động của nước ngoài nếu khách hàng gọi lại cũng có thể bị mất tiền.

Tuy nhiên, nếu nạn mạo số này diễn biến một cách tinh vi mà người tiêu dùng không cảnh giác rất dễ bị mất tiền oan, điều này đã từng xảy ra đối với một số người sử dụng nick chat Yahoo! Trong thời gian vừa qua.

Trong lúc chờ cơ quan chức năng vào cuộc, lời khuyên của nhà mạng cho khách hàng là cần cảnh giác với hiện tượng giả mạo này và không nên sử dụng tin nhắn như một công cụ giao dịch chính thức. Ngoài ra, khách hàng có thể nhận biết một số dấu hiệu nghi ngờ đối với các cuộc gọi và tin nhắn gửi đến là trên điện thoại của người nhận xuất hiện mã nước. Một số chuyên gia cho rằng khi nhận được cuộc gọi của một người đang ở Việt Nam, nhưng số điện thoại hiện lên trên máy của bạn lại có thêm phần mã quốc gia, thì gần như có thể khẳng định đó là cuộc gọi giả mạo.

"Trong trường hợp tin nhắn được gửi từ số máy của bạn bè người thân, khách hàng có thể bấm máy gọi lại để kiểm tra, nếu thấy cần thiết và có nghi ngờ", một chuyên gia viễn thông nói thêm.

Theo VnExpress.
Read more ...

COI CHỪNG TIỀN MẤT TẬT MANG VỊ TIN NHẮN SPAM


Mạng di động VinaPhone vừa đưa ra lời cảnh báo tới khách hàng khi nhắn tin đến đầu số 6769. Khi nhận được bất cứ tin nhắn nào có nội dung thông báo trúng thưởng, khách hàng cần kiểm tra lại tính xác thực của thông tin bằng cách tham khảo các phương tiện truyền thông hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài chăm sóc khách hàng của mạng VinaPhone 18001091 để được tư vấn thay vì nhắn tới 6769 để phải mất tiền oan.



VinaPhone cho biết, thời gian qua, một số khách hàng đã gọi đến tổng đài 18001091 của mạng VinaPhone phản ánh hiện tượng như sau: Khách hàng nhận được tin nhắn từ các số điện thoại di động trả trước khác với nội dung “Chúc mừng bạn đã nhận được một chiếc điện thoại E800i từ chương trình quay số ngẫu nhiên của VinaPhone. Soạn tin CD E800i hoặc XU... và gửi 3 lần đến 6769 để xem chi tiết”. Khi khách hàng thực hiện như hướng dẫn, không những không nhận được điện thoại mà còn bị trừ 15.000 đ trong tài khoản.

Công ty VinaPhone thông báo và xác nhận là không tổ chức chương trình khuyến mại nào có nội dung như khách hàng đề cập. VinaPhone khuyến cáo đây là hành vi lợi dụng của một số đối tượng để lừa đảo khách hàng. Tất cả các chương trình khuyến mại chính thức của VinaPhone đều đăng tải công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên website của Công ty. Bởi vậy, khi nhận được bất cứ tin nhắn nào có nội dung thông báo trúng thưởng, khách hàng cần kiểm tra lại tính xác thực của thông tin bằng cách tham khảo các phương tiện truyền thông hoặc gọi trực tiếp đến tổng đài chăm sóc khách hàng của mạng VinaPhone 18001091 để được tư vấn.

Trên thực tế, số truy cập SMS 6769 được VinaPhone khai báo trên mạng và cấp cho Công ty VinaGame theo Hợp đồng Hợp tác cung cấp dịch vụ nội dung. Hiện nay, một trong những dịch vụ VinaGame cung cấp qua đầu số này là dịch vụ nạp Xu, Kim Nguyên Bảo, Cửu Nguyên Bối và Ngân phiếu vào hệ thống Payment của VinaGame. Giá cước tin nhắn 6769 do VinaPhone quy định là 15.000đ/tin.

Khi nhắn tin đến số 6769 theo cú pháp nêu trong tin nhắn lừa đảo, khách hàng đã vô tình nạp tiền vào tài khoản Game của các đối tượng lừa đảo. Gần đây các cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện và xử lý nhiều đối tượng lừa đảo theo kiểu này. Để tránh những trường hợp lừa đảo tương tự khác có thể xảy ra, Công ty VinaPhone khuyến cáo khách hàng thận trọng trước khi làm theo hướng dẫn của các tin nhắn không rõ nguồn gốc.

Trong trường hợp VinaPhone nhận được khiếu nại của khách hàng về các tin nhắn lừa đảo, tùy theo mức độ vi phạm VinaPhone sẽ phối hợp với nhà cung cấp dịch vụ nội dung khóa tài khoản Game của Game thủ hoặc phối hợp với cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.

Theo VnMedia.

kinh doanh dau so, dau so gia re, quang cao tin nhan
Read more ...

HÃY BIẾN TIN NHẮN RÁC THÀNH TIỀN


Tin nhắn tiếp thị – để không thành “rác” mà thành tiền

Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp lạm dụng hình thức tiếp thị qua thiết bị di động để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ mới mà không có sự chọn lọc hoặc không được sự đồng ý của khách thuê bao, đã gây phiền hà cho họ.

Bên cạnh đó, không ít tổ chức, cá nhân có ý đồ trục lợi từ phía người sử dụng điện thoại di động khi gửi tin nhắn với nội dung lừa đảo liên quan đến việc trúng thưởng, tặng quà… làm người tiêu dùng có cái nhìn thiếu thiện cảm với hình thức tiếp thị này. Mặc dù vậy, những vấn đề kể trên không làm kênh tiếp thị này hoàn toàn mất đi tính thu hút. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là các doanh nghiệp cần có sự thay đổi trong hoạt động tiếp thị trên thiết bị di động và xây dựng niềm tin nơi khách hàng.

Những dự báo từ giới quan sát thị trường cho thấy hoạt động tiếp thị trên thiết bị di động tiếp tục phát triển theo những hướng mới. Các doanh nghiệp đã thận trọng hơn trong việc gửi tin nhắn tiếp thị đến cho khách hàng, nội dung tin nhắn giới thiệu những lợi ích cụ thể chứ không đơn thuần chỉ giới thiệu hàng hóa, dịch vụ mới. Bên cạnh đó, trào lưu tiếp thị dành riêng cho điện thoại thông minh (smartphone) đang du nhập vào Việt Nam qua hình thức quét mã vạch QR Code.
Thông tin phải thiết thực đối với khách hàng

Ông Phạm Hải Đăng, Trưởng bộ phận tiếp thị trực tuyến Công ty Thương mại - Sản xuất nệm mousse Liên Á, cho biết công ty áp dụng hình thức tiếp thị trên điện thoại di động từ tháng 7-2011 đến nay và ghi nhận hoạt động này mang lại hiệu ứng tích cực. Mỗi khi công ty có chiến dịch truyền thông, các khách hàng quen sẽ được gửi những thông tin liên quan đến chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm, chăm sóc khách hàng… và hoạt động này giúp lượng khách hàng tăng khoảng 20-30%.

“Trong những dịp khai trương cửa hàng trưng bày sản phẩm mới (showroom), lượng khách hàng từ kênh tiếp thị này chiếm khoảng 40% trong tổng số những khách hàng đến xem và mua sắm”, ông Đăng nói.

Chuỗi nhà hàng món ăn Nhật Bản Ajisen Ramen và nhà hàng lẩu băng chuyền Kichi Kichi cũng thường sử dụng hình thức tiếp thị qua tin nhắn trên điện thoại di động. Một người đại diện của chuỗi nhà hàng Ajisen Ramen cho biết, lượng khách hàng họ có được từ hình thức tiếp thị này chiếm khoảng 30% trong tổng số khách hàng hiện nay.

Ông Vũ Hoàng Tâm, Giám đốc điều hành Công ty VHT – doanh nghiệp cung cấp giải pháp về di động, cho biết hiện nay có ba hình thức tiếp thị phổ biến trên điện thoại di động. Hình thức đầu tiên là tương tác qua đầu số tin nhắn SMS, các tin nhắn mà người sử dụng nhận được từ một số điện thoại lạ chính là từ hình thức này. Hình thức thứ hai là tin nhắn thương hiệu (Brand Name SMS) được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay và người sử dụng cũng tương đối chấp nhận hình thức quảng bá này. Cuối cùng là tiếp thị trên các ứng dụng di động (Google Admob). Ví dụ, khi người dùng điện thoại di động chơi trò chơi (game) được tải từ các cửa hàng ứng dụng di động (app-store), sẽ thấy thỉnh thoảng trong trò chơi đó xuất hiện hình ảnh logo, thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp dưới dạng biểu ngữ, khẩu hiệu (banner) nằm ở phía dưới màn hình.

Nếu quan tâm, người sử dụng có thể nhấp (click) vào các banner này và được dẫn đến trang web chứa đựng thông tin tiếp thị của doanh nghiệp. Hiện nay, hình thức này cũng được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Ông Tâm cho biết hình thức mà Công ty VHT đang sử dụng là tin nhắn thương hiệu, người sử dụng điện thoại khi nhận được sẽ thấy tên thương hiệu công ty thay vì chỉ thấy các đầu số 8xxx, 7xxx, 1900xxxx mà không biết của đơn vị nào gửi đến, làm cho họ dễ liên tưởng đến tin nhắn lừa đảo hay “tin nhắn rác” và xóa ngay sau khi nhận được.

Ngoài việc sử dụng hình thức phù hợp, các chuyên gia cho rằng, nội dung tin nhắn phải thiết thực như chương trình khuyến mãi, giảm giá ra sao, khách hàng sẽ được tặng sản phẩm sử dụng thử khi doanh nghiệp cho ra mắt sản phẩm mới…, bên cạnh đó là các hoạt động chăm sóc khách hàng quen như chúc mừng sinh nhật, nhắc nhở khách hàng đi tái khám bệnh… thì mới có thể làm cho khách quan tâm và nhớ đến doanh nghiệp.
Chú trọng việc xây dựng dữ liệu khách hàng

Ông Đăng của Công ty Liên Á cho rằng khó khăn lớn nhất khi tiến hành khâu tiếp thị trên thiết bị di động là phải gửi tin nhắn đến đúng đối tượng khách hàng, nếu không, tin nhắn có thể gây phiền toái cho khách và để lại ấn tượng xấu cho họ.

Để có được dữ liệu khách hàng sử dụng điện thoại di động, từ đặc thù của ngành hàng của mình, Liên Á tìm kiếm những người trong độ tuổi chuẩn bị kết hôn (22-28 tuổi), mua dữ liệu từ những nhà hàng có tổ chức tiệc cưới hoặc từ các nhà đầu tư xây dựng chung cư... , tất cả có liên quan đến nguồn khách hàng sử dụng nệm mousse.

Còn ông Nguyễn Khoa Hồng Thành, Giám đốc Công ty Truyền thông Emerald, thường tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp việc tự xây dựng dữ liệu khách hàng theo một vòng đời cụ thể (customer life cycle), bằng cách phân chia dữ liệu khách hàng theo các đối tượng như: khách hàng tiềm năng, khách hàng đang sử dụng sản phẩm, khách hàng trung thành và khách hàng đã ngưng sử dụng sản phẩm. Điều này giúp doanh nghiệp gửi những thông điệp tiếp thị phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

“Tùy thuộc vào loại sản phẩm của mình mà các doanh nghiệp có những cách thu thập dữ liệu khách hàng khác nhau như qua trang web, qua các chương trình khuyến mãi, khuyến khích khách hàng chủ động cung cấp thông tin cho mình…”, ông Thành nói.

Người đại diện Công ty TNHH Hoa Sen Việt – nhà phân phối mĩ phẩm thương hiệu TheFaceShop và cũng là khách hàng doanh nghiệp của Emerald, cho biết công ty khuyến khích khách hàng để lại thông tin cá nhân trong lần mua hàng đầu tiên, giúp công ty thực hiện các hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng.

Ông Tâm cũng chia sẻ, cách đây khoảng hai năm, VHT tư vấn cho thương hiệu bột giặt Viso (sản phẩm của Unilever) cách thu thập dữ liệu người tiêu dùng mà không làm phiền họ. Đầu tiên là lập một trang web mới dành riêng cho chiến dịch truyền thông. Tiếp đó, khuyến khích người sử dụng Internet vào trang web mới này và để lại thông tin như địa chỉ nhà, số điện thoại di động để được nhận quà tặng là một sản phẩm bột giặt mới. Mặc dù giá trị của quà tặng không cao nhưng chiến dịch tiếp thị đã khá thành công vì có rất nhiều người tiêu dùng tham gia.
Tránh gây phiền toái cho khách hàng

Theo ông Đăng, để đạt được hiệu quả tốt từ việc tiếp thị qua tin nhắn trên điện thoại di động cần tránh gây phiền toái cho khách hàng. Nội dung tin nhắn phải ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu và lúc nào cũng phải có địa chỉ trang web của công ty để khách hàng có thể kiểm tra nội dung thông tin.

Một yêu cầu khác doanh nghiệp tự đặt ra là chọn lựa thời gian gửi tin nhắn một cách hợp lí. Công ty Liên Á thường gửi tin cho khách hàng vào cuối buổi sáng, tức từ 11 giờ 30 đến 12 giờ 15, tránh làm phiền khách vào những ngày cuối tuần.

Theo các chuyên gia, tùy vào loại sản phẩm của mình mà doanh nghiệp chọn lựa thời gian nhắn tin cho hợp lí, chẳng hạn ngành hàng ăn uống, giải trí có thể gửi vào giờ nghỉ trưa từ 11 giờ đến 12 giờ, hay vào các ngày cuối tuần.

Tuy không thể tiết lộ mức chi phí đầu tư cho việc tiếp thị di động của Liên Á, nhưng ông Đăng cũng cho biết chi phí này khá thấp, suy từ giá một tin nhắn và số lượng khách hàng cần gửi tin đến.

Trong khi đó, theo ông Thành của Emerald, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc phải có một trang web được thiết kế dành riêng cho điện thoại di động, với nội dung, hình ảnh kèm theo giao diện thân thiện phù hợp với màn hình nhỏ của điện thoại, giúp người sử dụng dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn và đặt hàng ngay trên điện thoại của họ.
Quảng cáo bằng mã vạch: xu hướng tiếp thị mới?



Công ty Sữa Vinamilk sử dụng hình thức tiếp thị qua mã vạch (QR Code – Hình vuông màu đỏ) cho sản phẩm Vfresh Nha đam của mình.

kinh doanh dau so, quang cao tin nhan, dau so tin nhan,

Theo ông Tâm của VHT, hình thức tiếp thị di động qua việc quét mã vạch QR Code – Quick Response Code (thay vì thấy các thông tin về sản phẩm mới, chương trình khuyến mãi trên các tờ rơi, báo, bảng quảng cáo ngoài trời, người tiêu dùng chỉ thấy được một ô vuông với các kí hiệu đã được mã hóa được dán ở các trạm xe buýt, trung tâm thương mại hay được in trên báo, tạp chí…), qua máy chụp hình của điện thoại thông minh đang du nhập vào thị trường Việt Nam.

Hình thức tiếp thị này có ưu điểm là kích thích sự tò mò của khách hàng, làm cho họ tiếp nhận thông tin một cách chủ động, khuyến khích họ quét (scan) mã vạch đó để đọc các thông tin được tích hợp sẵn. Ngoài ra, giải pháp này còn tạo hiệu ứng lan truyền trong nhiều người.

Tuy nhiên, cũng theo ông Tâm, hình thức này có các điểm hạn chế như: lượng người sử dụng điện thoại thông minh ở Việt Nam chưa nhiều và chỉ khi đang đi bộ, đọc báo, sử dụng xe buýt (trong trường hợp QR Code được dán ở các trạm xe buýt) họ mới có thể quét mã vạch.

Theo số liệu nghiên cứu thị trường của Yahoo! công bố vào đầu tháng 12-2011, Việt Nam là quốc gia có tốc độ phát triển Internet di động nhanh thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, chiếm 60%, chỉ đứng sau Malaysia. Ngoài ra, theo ông Huỳnh Phước Cường, đại diện Công ty nghiên cứu thị trường hàng công nghệ GfK Việt Nam, từ đầu năm đến tháng 9-2011, doanh số điện thoại thông minh tại thị trường Việt Nam tăng khoảng 66%, số lượng máy bán ra tăng khoảng 60% so với cùng kì năm 2010.

Các chuyên gia cho rằng, tốc độ tăng trưởng của điện thoại thông minh và xu hướng truy cập Internet di động ngày càng cao ở Việt Nam sẽ là cơ hội lớn để loại hình tiếp thị di động phát triển, đặc biệt hữu hiệu là các chiến dịch truyền thông dành riêng cho khách hàng sử dụng thiết bị thông minh.

Theo Thời báo Kinh Tế SG
Read more ...

CN OTT KIẾM TIỀN NHƯ THẾ NÀO

Ứng dụng OTT kiếm tiền bằng cách nào?

WhatsApp không hỗ trợ quảng cáo nhưng lại thu phí người dùng. Còn các dịch vụ như Line, Kakao Talk và WeChat không thu phí nhưng vấn kiếm tiền bằng các dịch vụ bổ sung như game video hoặc tài khoản cho người dùng doanh nghiệp.



kinh doanh dau so, kinh doanh tinh nhan, quang cao tin nhan

Một thách thức lớn dành cho các ứng dụng này là làm sao để các nỗ lực tăng doanh thu không làm giảm sức hấp dẫn của dịch vụ.

Ví dụ, Line, dịch vụ nổi tiếng ở Nhật Bản, Đài Loan và Thái Lan, hiện có ba nguồn doanh thu chính: game video cho phép chơi miễn phí nhưng có bán các vật phẩm ảo và một số dịch vụ khác; nhãn dán (sticker) có hình các nhân vật hoạt hình; tài khoản thu phí cho người dùng doanh nghiệp và người nổi tiếng (những người nổi tiếng muốn gửi tin nhắn quảng bá cho fan sẽ phải trả phí). Tháng trước, Line cho biết doanh thu trong quý 4/2013 của họ đã tăng gấp 5 lần, đạt 12,2 tỉ yên (120 triệu USD) so với 2,2 tỉ yên một năm trước đó.

Line cho hay tin nhắn quảng cáo gửi đi bởi các tài khoản chính thức không giống tin nhắn quảng cáo thông thường vì người dùng chỉ nhận được các tin nhắn quảng cáo khi họ đăng kí theo dõi (subscriber) của một tài khoản người nổi tiếng.

Một phát ngôn viên của Line cho biết, Line khuyên những người dùng doanh nghiệp và người nổi tiếng không nên gửi tin nhắn quá dồn dập, và chỉ gửi đi tin nhắn ngắn. Vì khi người dùng nhận được quá nhiều tin nhắn quảng cáo từ một tài khoản, họ có thể chặn tài khoản đó.

Tại Nhật Bản, mức phí sử dụng tài khoản Line sẽ tăng nếu các doanh nghiệp và người nổi tiếng có nhiều subscriber hoặc gửi đi nhiều tin nhắn.

Ông Jun Masuda, giám đốc chiến lược và tiếp thị của Line, nói: “Thay vì chỉ phụ thuộc vào một mô hình kinh doanh, chúng tôi đang cố gắng kết hợp vài mô hình khác nhau”.

Kakao Talk, dịch vụ nhắn tin miễn phí đang thống trị ở Hàn Quốc, cũng sử dụng các phương pháp giống của Line để kiếm tiền.

Anipang, môt game cho phép chơi qua nền tảng nhắn tin của Kakao Talk, đã thu được thành công lớn. Kakao Talk cũng kiếm tiền bằng cách cho phép các nhãn hiệu và người nổi tiếng như ca sĩ “Gangnam Style” Psy gửi tin nhắn và thông tin cập nhật tới những người theo dõi.

Ông Sirgoo Lee, đồng giám đốc điều hành của Kakao, nói rằng ông đang thử nghiệm 7 - 8 dự án để tìm kiếm nguồn thu mới.

Giám đốc chiến lược và tiếp thị Jun Masuda của Line cũng cho biết Line đang cân nhắc triển khai các dịch vụ phân phối nhạc và thương mại điện tử. Line đánh giá đây là các cách khả thi để kiếm tiền từ dịch vụ nhắn tin.

Năm ngoái, WeChat, dịch vụ của công ty Trung Quốc Tencent, đã bổ sung tính năng thanh toán điện tử vào dịch vụ nhắn tin. Đây là một bước để tiến tới kiếm tiền nhờ các khoản phí nhỏ áp dụng cho những giao dịch được thực hiện qua WeChat.

Giống như Line và Kakao, WeChat cũng dùng game video để tạo thêm nguồn thu.

Ngược lại, WhatsApp, ứng dụng nhắn tin mới được Facebook mua lại với tổng giá trị 19 tỉ USD, cho tới nay chỉ giới hạn ở các tính năng liên lạc cơ bản. Điều đó đã khiến ứng dụng càng được người dùng yêu thích. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng chiến lược này cũng giới hạn khả năng kiếm tiền của WhatsApp mặc dù họ có tới 450 triệu người dùng hoạt động hàng tháng.

Năm ngoái, WhatsApp có doanh thu 20 triệu USD. Dịch vụ này thu một khoản phí sau khi người dùng sử dụng WhatsApp được một năm.

Với sự hậu thuẫn của Facebook, WhatsApp có thể có thêm thời gian để xây dựng mô hình kinh doanh lâu dài trong quá trình cố gắng mở rộng nền tảng người dùng.

Giám đốc điều hành Jan Koum của WhatsApp nói: “Kiếm tiền không phải ưu tiên của chúng tôi. Chúng tôi chú trọng vào tăng trưởng”.

Theo ICTnews/WSJ
Read more ...

PHẢI ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CHO KHÁCH HÀNG


Đã có rất nhiều khách hàng than thở nhà mạng đang làm khó mình vì có tiền trong tài khoản mà không thể thực hiện liên lạc và để tin nhắn lừa đảo mặc sức hoành hành.





Có tiền mà không gọi được

Đó là tình trạng các thuê bao Vietnamobile đang gặp phải. Bức xúc về vấn đề này, chị Thu Ngân - chủ thuê bao 09278748xx cho biết: “Thường thì tài khoản còn tiền sẽ thực hiện được liên lạc, nhưng thực tế không phải vậy. Thuê bao Vietnamobile của tôi đang sử dụng có hơn 500.000 đồng trong tài khoản nội mạng, nhưng do chỉ còn 25 đồng trong tài khoản chính nên không thể thực hiện bất kì liên lạc nào”. Theo chị Thu Ngân, biết tài khoản chính đã hết nên chị chỉ thực hiện nhắn tin, gọi điện nội mạng, nhưng đều được đề nghị nạp tiền mới có thể tiếp tục liên lạc. “Điều này rất bất hợp lí bởi vì tài khoản nội mạng còn nhiều tiền mà tôi liên lạc nội mạng lại không được. Hóa ra, tài khoản nội mạng này chỉ có cho vui?” - chị Thu Ngân hài hước.

Trên diễn đàn của cư dân mạng, nhiều thành viên cho rằng, mạng Vietnamobile liên tiếp khuyến mãi tài khoản nội mạng thực ra chỉ để câu kéo khách hàng nạp thẻ và thúc đẩy liên lạc nội mạng, làm gia tăng cước, nhưng lại ràng buộc bằng tài khoản liên mạng, gây khó khăn cho khách hàng. Số lượng thuê bao của Vietnamobile hiện nay chưa nhiều so với các “đại gia” như: MobiFone, VinaPhone hay Viettel. Thế nên việc nhà mạng “làm khó” khách hàng khiến không ít người có ý định bỏ luôn sim số. “Khuyến mãi nội mạng nhiều là ưu thế của Vietnamobile, nhưng khách hàng bị đối xử kiểu này thì rất khó chịu. Tôi muốn bỏ số vì dùng 2 số rất bất tiện”- thành viên có nickname longsut chia sẻ trên diễn đàn. Thành viên longsut cũng cho biết thêm: “Khi nạp thẻ, khách hàng của Vietnamobile thường hay được tặng thêm giá trị thẻ nạp vào tài khoản khuyến mãi. Tài khoản này được sử dụng cho liên lạc nội mạng và ngoại mạng. Tuy nhiên, khi thực hiện liên lạc nội mạng, dù tài khoản nội mạng còn cả đống tiền nhưng nhà mạng vẫn trừ cước vào tài khoản khuyến mãi. Lẽ ra, tài khoản nội mạng phải được sử dụng trước, chứ tính như vậy, khách hàng luôn thiệt thòi”.
Để khách hàng bị lừa mà không biết

Bẵng đi một thời gian, gần đây thủ đoạn lừa đảo tinh vi qua tin nhắn lại rộ lên. Chủ thuê bao trả sau 098252xxxx của Viettel cho hay, anh liên tiếp nhận được tin nhắn với nội dung “Anh/chị được tặng 30.000 đồng vào tài khoản từ số điện thoại xxxx gửi tặng. Cảm ơn quý khách đã sử dụng dịch vụ I-Share của Viettel Telecom”, cuối tin nhắn ghi người gửi (sender) từ số máy 195 của Viettel. Tuy nhiên, số điện thoại gửi tin nhắn tới lại là thuê bao của Viettel. Gần đây là tin nhắn gửi từ số 01698568937. Liền sau đó, khách hàng này lại nhận được tin nhắn “Anh/chị ơi, em vừa chuyển tiền nhầm vào số máy của anh/chị. Anh/chị cho em xin lại được không? Em cảm ơn”. Nếu khách hàng nào nhắn tin trả lời lại số máy gửi, lập tức bị trừ số tiền bằng số tiền được tặng. “Tin nhắn lịch sự thế nên tôi bị lừa, do không chú ý khi đọc người gửi từ tổng đài 195 của Viettel”, chủ thuê bao này chia sẻ.

Không chỉ “xin lại tiền” một cách trắng trợn, kẻ lừa đảo còn rút tiền trong tài khoản của khách hàng bằng các tin nhắn với nội dung rất “ỡm ờ”: “Em mượn giường của chị nằm nhé. Em đau đầu quá”! Chủ thuê bao 0979712xxx kể: “Tin nhắn từ số máy lạ nhưng nội dung lại thân mật, mà cũng không có gì khiếm nhã quá nên tôi nghĩ người quen nào đổi số, quên không nhắn tên. Nhắn tin trả lời hỏi ai vậy là mất mười mấy nghìn đồng”.

Nhiều khách hàng cho rằng, các mạng di động đang tích cực triển khai chống tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo nhưng lại bị “qua mặt”. Kẻ lừa đảo mạo danh tổng đài của mạng để gửi tin nhắn trong khi nhà mạng chưa có động thái nào ngăn chặn cũng như cảnh báo khách hàng. Chủ thuê bao 098252xxxx cho rằng: “Nhà mạng phải nhắn tin tới khách hàng để khách hàng không bị mắc bẫy. Mặc dù khách hàng chưa phản ánh lên tổng đài nhưng với việc khách bị trừ cước vô lí thì mạng cũng cần kiểm tra lại nội dung và có biện pháp bảo vệ khách hàng kịp thời”.

Theo An Ninh Thủ Đô


Read more ...