Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Cấm cung cấp thông tin chứng khoán bằng đầu số tin nhắn


Thuê đầu số để cung cấp tin nhắn chứng khoán lừa
Lợi dụng tên tuổi của công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất Việt Nam, một đơn vị vốn chuyên về dịch vụ kế toán đã thuê đầu số 6733 để cung cấp tin nhắn chứng khoán lừa với giá 15.000 đồng mỗi SMS.


Theo tìm hiểu của VnExpress.net, Công ty cổ phần tổ hợp giáo dục và truyền thông OTM (vốn chuyên về dịch vụ kế toán) đã thuê lại đầu số 6733 của một đơn vị khác để cung cấp dịch vụ tin nhắn chứng khoán. Ngay sau khi cung cấp dịch vụ một thời gian ngắn, OTM đã bị Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long tố cáo mạo danh họ khi cung cấp dịch vụ.

Đại diện của Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ Bưu điện (đơn vị sở hữu đầu số 6733) cho biết, công ty có thỏa thuận hợp tác với OTM để cung cấp dịch vụ tư vấn chứng khoán qua tin nhắn. Theo đó, OTM sẽ thuê lại đầu số 6733 để cung cấp dịch vụ với giá 15.000 đồng cho một tin nhắn và cam kết thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thời gian thử nghiệm, phía OTM đã không tuân thủ quy định nên đã bị chấm dứt hợp tác.



Khi cung cấp dịch vụ tin nhắn tư vấn chứng khoán, Công ty OTM đã thêm "hiệu ứng đặc biệt" từ Công ty chứng khoán Thăng Long. Ảnh chụp màn hình


Vị lãnh đạo của công ty sở hữu đầu số 6733 than thở, họ không thể kiểm soát được việc OTM quảng cáo mạo danh đơn vị khác để chèo kéo khách hàng. Ông này cũng cho biết, do OTM mới đưa thông tin lên website của mình, chưa quảng cáo rộng rãi trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng nên mức độ ảnh hưởng chưa lớn.

Bình luận về việc OTM cung cấp tin nhắn chứng khoán mạo danh, giám đốc một doanh nghiệp dịch vụ nội dung trên mạng di động cho biết, tin nhắn loại 15.000 đồng chủ yếu dành cho games hoặc thuê bao cả tháng về một dịch vụ nào đó. Đối với dịch vụ một lần chỉ có vài thông tin dạng text thì phải có hiệu ứng đặc biệt mới có khả năng hút khách.

“Với chứng khoán, việc bỏ ra có 15.000 đồng mà có được mã cổ phiếu đầu tư đem lại lợi nhuận cao thì quá rẻ. Điều này cộng với thông tin về sự hợp tác của công ty chứng khoán có thị phần môi giới lớn nhất Việt Nam và một chuyên gia phân tích chứng khoán có uy tín sẽ giúp cho dịch vụ trở nên đáng tin hơn. Tuy nhiên, khi thông tin được cung cấp là không chính xác thì chẳng khác nào lừa khách hàng”, ông này bình luận về cách thức quảng bá mạo danh của Công ty OTM.

Tổng giám đốc một công ty tin nhắn lớn có trụ sở ở Hà Nội cho biết, vào thời điểm hiện tại, số lượng công ty cung cấp dịch vụ nội dung lên tới con số hàng nghìn và chủ yếu là thuê lại đầu số. Trong số này, có không ít công ty làm ăn chụp giật, làm ảnh hưởng xấu đến các đơn vị làm ăn chân chính. “Những công ty như vậy khi bị cắt hợp tác với đầu số này lại chuyển qua đầu số khác với một cái tên mới để hoạt động. Đó là một thực tế”, ông này cho biết.

Trao đổi với VnExpress.net, đại diện của Công ty chứng khoán Thăng Long cho biết, họ đang đợi kết quả điều tra của cơ quan chức năng liên quan đến việc mạo danh do Công ty OTM thực hiện. “Khi cơ quan chức năng có kết luận, chúng tôi sẽ công bố thông tin chính xác”, ông này cho biết.

Trong khi đó, sau một thời gian điều tra nội bộ, Công ty OTM cũng chưa đưa ra bất cứ thông tin phản hồi nào về sự việc nêu trên.

Hoàng Ly
Theo Vnexpress.net

Read more ...

Trảm đầu số tư vấn chuyện phản cảm


Cắt đầu số tin nhắn tư vấn chuyện phòng the
3 nhà cung cấp di động VinaPhone, MobiFone và Viettel vừa thông báo khóa dịch vụ tin nhắn tới đầu số 6726 để chờ Công ty Dịch vụ Truyền thông VN (VSMC) giải trình các vấn đề liên quan đến tin nhắn tư vấn chuyện phòng the.

Viettel là đơn vị đầu tiên ngừng kết nối dịch vụ với tổng đài tin nhắn 6726. Theo đó, từ 1/8, tất cả các tin nhắn gửi tới tổng đài trên đều bị chặn lại. Nhà khai thác này cho biết sẽ mở cổng kết nối nếu VSMC có công văn giải trình về các thông tin đăng tải trên mạng với những lời mời chào câu khách kiểu "Cách nào làm nàng sướng" hay "Chiêu nào khiến nàng ngất ngây".

Hai doanh nghiệp là VinaPhone và MobiFone cũng thông báo sẽ cắt dịch vụ nếu những nội dung tin nhắn về giới tính không được chỉnh sửa.

Trao đổi với VnExprerss.net chiều qua, ông Nguyễn Thanh Tùng - Giám đốc phụ trách truyền thông của VSMC cho hay, công ty đã có buổi làm việc với cả 3 mạng di động VinaPhone, MobiFone và Viettel - đối tác cung cấp đường truyền kết nối tổng đài 6726.

Ông Tùng khẳng định các nội dung tin nhắn được cung cấp bởi Trung tâm Phát triển sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT). Các thông tin mà VSMC cung cấp cũng dựa trên yêu cầu từ phía khách hàng, ai có nhu cầu gửi tin nhắn kèm mã số, tổng đài mới trả lời. Chi phí cho mỗi tin nhắn này là 15.000 đồng. "VSMC không thực hiện việc phát tán tin nhắn dạng spam tự động tới các thuê bao di động", ông Tùng nói.

"Dù vậy trong quá trình thực hiện, chúng tôi cũng thừa nhận một số sai sót khi đã đưa ra những câu chào mời quá ấn tượng câu khách gây phản cảm. VSMC xin lỗi khách hàng và sẽ chỉnh sửa nội dung cho phù hợp hơn trong thời gian tới", ông Tùng nói.

Tiến sĩ tâm lý Trương Thị Bích Hà, phụ trách tư vấn truyền thông Trung tâm Phát triển sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) cũng xác nhận phía LIGHT đã ký hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe, sinh sản, tình dục với Công ty VSMC qua tổng đài 6726.

"Các thông tin chúng tôi cung cấp cho khách hàng đều được nghiên cứu bởi bác sĩ và các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm lâu năm", bà Hà nói.

Dù vậy, bà cũng cho rằng cần phải chỉnh sửa một số thông tin đăng tải trên trang web cho phù hợp với "thuần phong mỹ tục của người Việt hơn".

Phan Linh Anh

Theo Vnexpress.net

Read more ...

DỊCH VỤ KINH DOANH ĐẦU SỐ VIETTEL, MOBILE


Theo nhiều chuyên gia mạng, việc quản lý các đầu số dịch vụ hiện có nhiều lỗ hổng, khiến nhà mạng hốt bạc, còn các thuê bao điện thoại di động thì khổ sở vì tin nhắn rác và bị thiệt hại về kinh tế.




Ảnh: Ngọc Thắng


Tự đẩy giá cước lên cao

Hiện tại, ngoài đầu số 1900xxxx được Bộ TT-TT quy định dùng cho dịch vụ giá trị gia tăng thì lãnh địa còn lại là thuộc “quyền sinh sát” của các doanh nghiệp (DN) viễn thông như Tập đoàn bưu chính viễn thông VNPT (sở hữu các đầu số 4xxx, 6xxx, 7xxx, 8xxx...), Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel (đầu số 5xxx). Với quy định hiện nay, các đầu số cung cấp dịch vụ tin nhắn giải trí là do các nhà mạng tự quy hoạch và cấp cho các công ty dịch vụ nội dung (CSP) mà không cần báo cáo với Bộ TT-TT. Điều này dẫn đến việc khi xảy ra sự cố, Bộ TT-TT muốn thu hồi các đầu số cũng đành “bó tay”. Theo thống kê, hiện nay có hơn 1.400 đầu số 1900xxxx và gần 800 đầu 4 số (8xxx, 7xxx...) được DN viễn thông cấp cho CSP.

Theo một chuyên gia viễn thông, việc Bộ TT-TT không quản lý kho đầu số dẫn tới không quy định được hành vi thu hồi đầu số khi DN vi phạm pháp luật. Nhà nước không thu được phí sử dụng kho số, DN sẵn sàng vi phạm mà không sợ bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ.

Tại hội nghị giao ban hồi tháng 3 vừa qua, Thanh tra Bộ TT-TT cho biết việc cấp đầu số không theo quy hoạch làm nảy sinh tình trạng cùng một đầu số mà 3 nhà mạng (Viettel, MobiFone, Vinaphone) có thể cấp cho 3 CSP, dẫn tới không thể kết nối kỹ thuật được với tất cả các mạng di động. Cũng theo Thanh tra Bộ TT-TT, giá cước trước đây tối đa chỉ 15.000 đồng/tin nhắn, nhưng gần đây có những đầu số đã tự ý đẩy giá cước lên cao hơn nhiều. Thanh tra Bộ TT-TT nhấn mạnh việc không minh bạch giá cước cũng như thiếu quy hoạch đầu số khiến cơ quan chức năng rất khó xác định chính xác DN phát tán tin nhắn rác, còn người dùng thì bị thiệt hại về kinh tế.

Nhà mạng hốt bạc

Theo số liệu từng được Thanh tra Bộ TT-TT công bố, hiện có gần 400 CSP. Một số CSP sau khi ký hợp đồng với các nhà mạng để được cấp đầu số và cung cấp dịch vụ nội dung, ngoài việc trực tiếp kinh doanh còn ký kết với hàng chục công ty vệ tinh (CP) khác để cùng kinh doanh và ăn chia theo thỏa thuận. Nhiều CP lớn thậm chí còn dựng lên cả loạt CP chỉ để chuyên phân tán tin nhắn rác, khi có vấn đề gì xảy ra, ví dụ như bị phạt hay thu hồi đầu số, sẽ không ảnh hưởng đến tên tuổi của CP mẹ.

Một cán bộ trong lĩnh vực thanh tra viễn thông (đề nghị không nêu tên) cho biết rất nhiều công ty ngay sau khi xin giấy phép đăng ký kinh doanh, xin cấp đầu số, thiết lập hệ thống thiết bị, cơ sở dữ liệu đã lập tức thực hiện phát tán tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo nhằm quảng cáo, dẫn dắt người sử dụng nhắn tin vào đầu số của mình gây bức xúc trong dư luận xã hội. Giám đốc một DN CSP cũng thừa nhận, khoảng 3 - 4 năm trở lại đây lĩnh vực kinh doanh đầu số đã không còn là “con gà đẻ trứng vàng” như trước nữa nên nhiều CSP tìm mọi cách để khai thác đầu số. Tính trung bình với mỗi đầu số CSP phải bỏ ra trên dưới 500 - 700 triệu đồng/năm cho tiền thuê trả cho nhà mạng, thuê máy chủ... nên các CSP chịu nhiều áp lực. Ngoài việc tự kinh doanh, các CSP cũng “bán cái” hợp tác với nhiều DN hoặc cá nhân khác để tận dụng tối đa đầu số của mình.

Trong các phương án kinh doanh, có phương án CSP sẽ cho thuê đầu số, cung cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo kết nối kỹ thuật. Cá nhân hoặc DN muốn thuê đầu số được toàn quyền biên soạn nội dung, kịch bản dịch vụ và tự đầu tư quảng cáo dịch vụ. Về tỷ lệ ăn chia, ví dụ: mỗi tin nhắn đến đầu 4 số khách hàng sẽ mất 15.000 đồng, trong đó CSP và đối tác sẽ được hưởng khoảng 35 - 40%, tùy theo từng nhà mạng. Tỷ lệ ăn chia giữa CSP và các đối tác của CSP cũng dao động tùy doanh thu: từ 1 - 500 triệu thì CSP hưởng 25%, đối tác hưởng 75%; trên 1 tỉ đồng thì CSP chỉ hưởng 10%... Điều đáng nói là trong mọi trường hợp, nhà mạng vẫn là người hưởng lợi nhất. Đơn cử, trường hợp người tiêu dùng có bị mất 15.000 đồng cho một tin nhắn tới một đầu số nào đó thì có ít nhất 8.000 - 10.000 đồng rơi vào túi nhà mạng.

Theo nhiều chuyên gia, lợi ích to lớn của các mạng di động gắn chặt với các CSP sẽ khiến vấn đề khó được giải quyết triệt để. Vì vậy, các đầu số nên đưa về dưới sự quản lý của Bộ TT-TT. Bộ TT-TT cũng chủ trương đưa đầu số về quản lý từ hai năm nay, song vẫn chưa triển khai được vì một số vướng mắc. Hiện tại, Cục Viễn thông đang xây dựng dự thảo mới trong đó quy định Bộ TT-TT sẽ là đơn vị đứng ra cấp đầu số trực tiếp cho các DN nội dung.




Hơn 100.000 thuê bao di động bị cài phần mềm gián điệp

Như Thanh Niên đã đưa tin, Công an TP.Hà Nội ngày 29.4 bắt giữ nhóm nghi phạm dùng các ứng dụng trên ĐTDĐ (mobile app) đã bị chỉnh sửa để điều khiển thiết bị gửi tin nhắn đến các đầu số dịch vụ mà chủ thuê bao không biết. Từ cuối năm 2013 cho tới khi bị bắt, nhóm này đã chiếm đoạt khoảng 2,1 tỉ đồng từ hơn 100.000 thuê bao.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực an ninh mạng, thủ đoạn chỉnh sửa mobile app để gửi tin nhắn tính phí là rất tinh vi và khó phát hiện. Thông thường, theo quy định, các dịch vụ gửi tin nhắn sẽ bắt buộc người dùng phải có bước xác nhận đồng ý hay không đồng ý gửi tin nhắn, nhưng ứng dụng bị chỉnh sửa sẽ cho phép bỏ qua thao tác này, qua đó gửi đi tin nhắn ngoài chủ đích của người sử dụng ĐTDĐ. Chuyên gia này cho rằng việc quản lý các đầu số nội dung lỏng lẻo như hiện tại (chủ yếu là hậu kiểm, xử lý sau khi đã xảy ra sự vụ) là một trong các nguyên nhân mà các tội phạm có thể lợi dụng.

Cũng theo chuyên gia này, hiện việc can thiệp vào các mobile app mới chỉ có thể thực hiện trên các smartphone sử dụng hệ điều hành Android. Đối với các hệ điều hành phổ biến khác như iOS hoặc Windowsphone sẽ khó thực hiện.


“Thượng đế” luôn chịu thiệt

Tin nhắn rác được phát tán từ các số thuê bao di động trả trước, đa số có nội dung không lành mạnh như bói toán, lô đề hoặc có dấu hiệu lừa đảo như nhắn tin thông báo trúng thưởng, tặng nhạc chuông, hình ảnh... Khi chủ thuê bao nhắn tin đến các đầu số theo hướng dẫn thì lập tức bị trừ tiền.

Từ năm 2010, Bộ TT-TT đã có văn bản yêu cầu các DN phải niêm yết rõ ràng giá cước dịch vụ, giá cước nhắn tin... Tuy nhiên, phần lớn các DN vẫn dùng chiêu trò “đánh lận con đen” khi đưa thông tin về giá cước, hoặc nếu có đưa thì chữ rất nhỏ, chạy trên màn hình, khó theo dõi. Tương tự, nhiều chương trình, game sau khi khách hàng tải về không sử dụng được nhưng vẫn bị mất tiền.

Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hiện việc giám sát thu cước đang được các nhà mạng để mặc các CSP mà không có kiểm tra giám sát. Nếu CSP không thông báo về số lượng tin nhắn thu tiền không đúng của khách hàng thì hai bên vẫn tiến hành đối soát và phân chia doanh thu, trừ khi có khiếu nại của người sử dụng. Tuy nhiên, thông thường rất ít người khiếu nại vì không biết liên hệ với địa chỉ nào, đặc biệt là với người dùng điện thoại di động ở các vùng nông thôn. Trong trường hợp có khiếu nại, các nhà mạng thường đùn đẩy trách nhiệm cho CSP hoặc ngược lại. Vì thế, hầu hết nạn nhân đành ngán ngẩm bỏ qua do số tiền mất không lớn nhưng thủ tục phức tạp, rườm rà, tốn thời gian. Điều này vô tình tạo điều kiện cho các DN thông tin di động, CSP và các CP thu lợi bất chính. Một cán bộ Thanh tra Bộ TT-TT cho biết, đến nay chưa có vụ xử phạt nào đối với các nhà mạng do liên quan đến kinh doanh đầu số.


Trường Sơn

Theo Thanhnien.com.vn

Read more ...

Đầu số 099 được chia cho GTel và ĐôngDương Telecom và VNPT


(Dân trí) - Sau đại gia VNPT, 2 hãng viễn thông khác là GTel và Đông Dương Telecom cũng được dùng chung đầu số 099. Đây là đầu số di động không chỉ được các nhà mạng “ao ước” mà ngay cả các khách hàng cũng mong muốn có thêm 1 số “đầu đẹp”.

Nhiều khách hàng vẫn muốn có thêm 1 số di động đầu 099

Thông tin từ Gtel (Tập đoàn liên doanh giữa VimpelCom với Bộ Công an, chủ quản mạng di động Beeline) cho biết, hãng này đã được cấp một phần đầu số 099, dải 0996 để tung ra thị trường dải sim 0996.xxx.xxx ngay trong tháng 12 này. Hiện Beeline đang khai thác đầu số 0199.

Cùng với Beeline, mạng di động ảo Đông Dương Telecom cũng được quyền dùng chung đầu số 099.

Lý giải việc cấp đầu số 099 cho 2 mạng trên, lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trước đây đầu số 099 đã được cấp cho VNPT để cung cấp dịch vụ vệ tinh trên biển VSAT. Tuy nhiên do VNPT không sử dụng hết đầu số này nên Bộ đã cấp thêm cho các doanh nghiệp khác.

Trên lý thuyết, đầu số 099 có thể đáp ứng cho các mạng di động phát triển được 10 triệu thuê bao. Tâm lý của thị trường, những mạng di động nào có được đầu số này sẽ là lợi thế rất lớn để phát triển thuê bao.

PV (tổng hợp)/Dân trí


kinh doanh dau so, quang cao tin nhan
Read more ...

ĐẦU SỐ 09X THÀNH ĐẦU SỐ 10X, 11X


Đầu số di động 09x có thể lại được kéo dài

(Dân trí)- Vấn đề kéo dài đầu số di động 09 thành 11 số, hoặc thêm đầu số mới vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến của nhân dân và doanh nghiệp. Nếu điều này thành sự thực thì nhiều triệu thuê bao di động sẽ phải đăng ký lại.

Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và truyền thông (TT- TT) cho biết, trước nhu cầu tăng thêm kho số thuê bao di động để phát triển các nhà mạng, Bộ đang xem xét tăng thêm một chữ số trong dải thuê bao đầu 09x thay vì cấp thêm đầu số mới cho các nhà mạng.

Tuy nhiên, phương án này vẫn đang trong giai đoạn lấy ý kiến của nhân dân và doanh nghiệp, nên chưa có hướng cụ thể về việc đổi số hay đăng ký lại.

Hiện nay, đơn vị chức năng đang tiến hành nghiên cứu tình hình thực tế, lấy ý kiến của doanh nghiệp và người dân đối với phương án kéo dài đầu số 09x, nhằm thay quy hoạch kho số viễn thông. Theo đó, nếu phương án nhận được sự đồng thuận, Bộ sẽ có kế hoạch triển khai và áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp. Ngược lại, phương án gây những rắc rối không cần thiết, Bộ sẽ tiếp tục phương án cấp thêm mã mạng di động mới cho doanh nghiệp khi có yêu cầu, trên cơ sở doanh nghiệp đảm bảo sử dụng hiệu quả kho số đã cấp.

Trong trường hợp phương án kéo dài đầu số 09x được chấp thuận, nhiều triệu thuê bao di động sẽ phải đăng ký lại.



Đầu số 09x có thể kéo dài thành 11 số


Đây không phải là lần đầu tiên phương án kéo dài số thuê bao được nhắc đến. 2-3 năm trước, các nhà mạng lớn như Viettel, VinaPhone, MobiFone đã đề xuất phương án này vì số lượng thuê bao phát triển quá nóng khiến kho số bị cạn.

Năm ngoái, Bộ TT&TT thông báo sẽ nghiên cứu thực tế, lấy ý kiến doanh nghiệp và người dân đối với phương án kéo dài đầu số di động 09x thành 11 số, hoặc thêm đầu số mới. Tuy nhiên, do giữa các nhà mạng không thống nhất được quan điểm nên Bộ TT&TT quyết định mở thêm đầu số 01 thay vì kéo dài số đầu 09x.

Lãnh đạo Bộ cũng tiếp tục khẳng định, không có việc doanh nghiệp viễn thông thích đổi số thì được "chiều" mà phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành, như thông báo cho người dân về thời điểm đổi số trước ít nhất 60 ngày.


Nhìn nhận về vấn đề này, đại diện Viettel và MobiFone đều cho rằng phương án kéo dài đầu số là cần thiết. Việc thêm mã mạng di động mới giúp các thuê bao di động đang hoạt động không phải đổi số, không gây bất tiện cho người sử dụng, không tăng chi phí cho doanh nghiệp và xã hội. Tất nhiên, khi diễn ra sự thay đổi mã di động khách hàng sẽ gây khó khăn nhất định cho sự nhận biết mã mạng, nhưng vấn đề sẽ sớm được khắc phục.

Tuy nhiên, doanh nghiệp cho rằng, nên để cho nhà mạng chọn số để chèn vào sau mã mạng của mình, chứ cơ quan quản lý nhà nước không nên quyết cứng một con số cụ thể. Lần đổi số trước đó, cơ quan quản lý Nhà nước đã dùng số 3 để chèn vào dãy số.
Ví dụ như, Viettel vẫn sẽ sử dụng đầu 098, MobiFone: 090, VinaPhone: 091 nhưng tất cả đầu số này sẽ chèn thêm 1 số giống số cuối cùng của đầu số mà nhà mạng được cấp…

Phạm Thanh

THEO DANTRI.VN

kinh doanh dau so, quang cao tin nhan, kinh doanh tinh nhan
Read more ...

Chặn đầu số tin nhắn vệ tinh


Chặn các cuộc gọi tới đầu số vệ tinh để tránh lừa đảo

MobiFone đã tạm ngừng cung cấp dịch vụ gọi quốc tế chiều đi tới các đầu số vệ tinh +88 (+881, +882, +883) để tránh nguy cơ kẻ xấu lừa đảo khách hàng.

Trước đó, nhiều thuê bao di động đã thông báo về hiện tượng kẻ gian sử dụng điện thoại vệ tinh (mang đầu số +881 và +882) gọi liên tục vào thuê bao di động tạo ra các cuộc gọi nhỡ, khiến chủ thuê bao gọi lại.

Nhiều người đã bị mất số tiền lớn (99.000-150.000 đồng/phút) khi gọi lại những thuê bao này bởi cước phí bị tính ngay từ khi đổ chuông theo giá cước quốc tế, và chỉ được phát hiện khi người dùng kiểm tra tài khoản. Tuy chặn các cuộc gọi tới đầu số +88, song khách hàng vẫn có thể sử dụng dịch vụ gọi quốc tế đến số điện thoại vệ tinh có mã dịch vụ toàn cầu +870.

Trước đó, Viettel cũng đã đưa ra khuyến cáo khách hàng không nên nhắn tin hoặc gọi lại những số điện thoại lạ, đặc biệt là các số có đầu +881, +882 và hạn chế tối đa việc để lộ thông tin thuê bao của bản thân: đưa số điện thoại cá nhân lên diễn đàn, các trang mạng xã hội hoặc truy cập những đường link lạ được gửi vào email hoặc tin nhắn
Theo Khánh Vy
Công an nhân dân/Dân trí

kinh doanh tinh nhan, kinh doanh dau so
Read more ...

TẠM NGỪNG 250 ĐẦU SỐ PHÁT TÁN TIN NHẮN SMS


Ngừng dịch vụ 239 số điện thoại, đầu số phát tán tin rác

Năm 2013, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ với 31 đầu số và 208 số điện thoại phát tán tin nhắn rác, lừa đảo.
Tin nhắn rác vẫn xuất hiện với tần suất cao tại Hà Nội. (Ảnh: T.H/Vietnam+)



Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2014, được Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội tổ chức chiều 10/1.

Thời gian qua, các tổ chức, cá nhân không chỉ lợi dụng SIM rác để phát tán tin nhắn quảng cáo, lừa đảo mà còn tận dụng cả các đầu số, số điện thoại đẹp để tạo thêm lòng tin cho người nhận tin nhắn.

Có thể kể ra đây những đầu số đã được Sở Thông tin và Truyền thông “chỉ mặt” như 7775, 7010, 7060, 7160, 19001992, 555, 19001993 hay các số điện thoại “siêu VIP” như 0968686666; 0969696999; 0987200000; 0989522222; 0986333333…

Các đầu số, số điện thoại trên quảng cáo bằng hình thức tin nhắn rác, với nhiều nội dung như bán sim đẹp, game, chăn ga gối đệm, lô đề, bất động sản...

Ngoài ra, Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã yêu cầu doanh nghiệp viễn thông ngừng cung cấp dịch vụ với 3.677 số điện thoại quảng cáo rao vặt và kiên quyết không mở lại hoạt động với những số điện thoại vi phạm này.

Tuy đã có những thành tựu đáng kể, song Báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cũng thừa nhận một số công tác chưa đạt được hiệu quả cao, trong đó có việc quảng cáo rao vặt sai quy định tái diễn, gây mất mỹ quan đường phố. Bên cạnh đó, vấn đề tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và quản lý thuê bao di động trả trước vẫn chưa được kiểm soát tốt.

Có nhiều nguyên nhân được chỉ ra, song có lẽ điểm mấu chốt nhất chính là đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông cấp quận, huyện, cơ sở còn thiếu và phần lớn chưa được đào tạo chuyên ngành. Công tác phối hợp của các Sở, ngành, quận/huyện còn chưa chặt chẽ.

Trong năm 2014, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội sẽ quyết liệt hơn trong việc xử lý các hoạt động quảng cáo rao vặt bằng số điện thoại sai quy định cũng như các đầu số, các số điên thoại phát tán tin rác, lừa đảo trên địa bàn Thủ đô.

Ngoài ra, Sở cũng sẽ chú trọng đặc biệt tới công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo. Tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức, xây dựng Thành phố thông minh hơn, triển khai tích cực ứng dụng công nghệ, xây dựng chính quyền điện tử để đẩy mạnh cải cách hành chính…

Theo Vietnam+/ DANTRI.VN

ban dau so dep, quang cao tin nhan, dau so gia re,
Read more ...

ĐẤU GIÁ ĐẦU SỐ CHO DV THI CỬ


Theo quy định của Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet, Bộ TT&TT sẽ cấp trực tiếp hoặc đấu giá, thi tuyển các đầu số cho DN nội dung thay vì phải xin đầu số của DN cung cấp dịch vụ viễn thông như trước.



Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng tại đưa ra buổi "Giao lưu và Tọa đàm về Internet với hội viên Hiệp hội Internet Việt Nam" tổ chức ngày 14/8 vừa qua.

Khi cơ quan quản lý đã cấp đầu số dịch vụ SMS cho doanh nghiệp nội dung thì các nhà mạng sẽ phải mở mạng cho doanh nghiệp đó thay vì mở cho mạng này nhưng không mở cho mạng kia như thời gian trước. Thứ trưởng Lê Nam Thắng hi vọng rằng, Nghị định mới về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và nội dung thông tin trên mạng sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nội dung phát triển, không gặp khó khăn khi phân chia cước kết nối giữa doanh nghiệp di động với doanh nghiệp nội dung vì phải phụ thuộc nhà mạng về đầu số dịch vụ SMS.

Nghị định mới được đưa ra trong hoàn cảnh rất nhiều doanh nghiệp cung cấp nội dung ca thán về chuyện bị doanh nghiệp viễn thông "bắt nạt, chèn ép" khi tỷ lệ ăn chia quá nghiêng về các nhà mạng (tỷ lệ 70 - 30 hoặc 60 - 40). Lý giải hiện trạng này, nhà mạng đổ lỗi doanh nghiệp cung cấp nội dung chỉ làm những việc quá đơn giản, nếu các doanh nghiệp đó làm những việc mà nhà mạng không thể làm được thì mới có thể "mặc cả" để điều chỉnh lại mức ăn chia.

Theo TP ICTNews/DANTRI.VN
 
Read more ...

099 chỉ dành cho thuê bao trả tiền sau

Cuối cùng thì cả Beeline và Đông Dương Telecom cũng đã được toại nguyện khi dùng chung đầu số 099 với VNPT. Beeline được khai thác dải số 0996xxxxxx, còn Đông Dương Telecom được khai thác hai dải số 0998xxxxxx và 0999xxxxxx.


Đầu số 099 được cho là dải số đẹp

Các dải số còn lại của đầu số 099 sẽ được cấp phát sau dựa trên đăng ký và nhu cầu sử dụng thực tế của các nhà mạng. Cho dù Beeline dải số 0996xxxxxx với lý thuyết là 1 triệu số, nhưng trên thực tế sử dụng chỉ được khoảng 800.000 thuê bao.

Đông Dương Telecom với đầu số 0998xxxxxx và 0999xxxxxx cũng chỉ cung cấp được cho 1,6 triệu thuê bao. Như vậy, đầu số “vàng” này quá ít ỏi cho mỗi mạng.

Trước đây, Bộ TT&TT không đồng ý tăng thêm số cho những đầu số có 10 chữ số (đầu số 09) khi đầu số này cạn kiệt mà cấp thêm đầu số có 11 chữ số (đầu số 01). Trên thực tế, khách hàng tiếp nhận đầu số 01 không mấy mặn mà bởi khó nhớ hơn...

Những phản ứng tự nhiên của thị trường được thể hiện rất rõ qua việc rao bán các số đẹp. Số đẹp của đầu số 09 sẽ có mức giá cao hơn rất nhiều so với số đẹp của đầu số 01.

Trong khi đó hiện nay với việc phát triển thuê bao thì đầu số 10 số đang cạn kiệt, nên thị trường chủ yếu vẫn đang bán ra đầu số 11 số của các nhà mạng như 012 của VinaPhone và MobiFone, 016 của Viettel, 0199 của Beeline. Ngoài việc đầu số 11 số khó nhớ vì quá dài thì khách hàng không còn rất khó nhận biết nhà mạng qua các đầu số 11 số.

Theo "tư duy" này, dễ dàng nhận thấy đầu số vàng 099 là đầu số đẹp nhất trong các đầu số 09. Như vậy, rất nhiều khả năng Beeline và Đông Dương Telecom sẽ không dại gì mà hoang phí đầu số này để cung cấp cho thuê bao trả trước. Nếu Beeline và Đông Dương Telecom dùng đầu số này cho thuê bao trả trước, rất có thể các đại lý sim thẻ sẽ “ôm” để bán ra thị trường.

Như vậy, Beeline và Đông Dương Telecom sẽ hết ngay đầu số “vàng”, nhưng lại không phát sinh được cước vì nó nằm trên kênh phân phối của đại lý sim thẻ. Nếu hai mạng này dùng đầu số 099 làm “mồi nhử” khách hàng sử dụng trả sau của họ sẽ đem lại hiệu quả tốt hơn.

Một tính toán sơ bộ cho thấy, nếu nhà mạng có trong tay 1 triệu thuê bao trả sau sẽ có doanh thu bằng từ 6 – 10 triệu thuê bao trả trước. Như vậy, nếu Beeline và Đông Dương Telecom dùng đầu số 099 để phát triển thuê bao trả sau thì đây được xem như là “cửa” để hai nhà cung cấp này có hút thuê bao và doanh thu ổn định.

Nếu hai mạng này khai thác hết đầu số 099 để phát triển thuê bao trả sau thì gần như chắc chắn họ sẽ tìm được chỗ đứng trên thị trường di động. Điều này, phần nào đó lý giải cho cuộc chay đua giành đầu số “vàng” này.

Hiện Beeline và Đông Dương Telecom chưa công bố sẽ dùng đầu số 099 cho loại hình thuê bao nào, nhưng với những phân tích trên thì gần như chắc chắn hình thức trả sau là thượng kế của nhà mạng. Một kịch bản khác cho đầu số vàng này là các đại lý và khách hàng sẽ “ôm” đầu số đẹp để chờ thời được hưởng chính sách chuyển mạng giữ nguyên số. Như vậy, chắc chắn đây sẽ là thách thức cho cả Beeline và Đông Dương Telecom.

Theo Thái Khang
ICTnews/Dantri.vn

ban dau so dep, kinh doanh dau so, quang cao tin nhan
Read more ...